SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ: “KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC”

Trong thời gian gần đây, xâm hại trẻ em đang là nỗi lo rất lớn của các bậc phụ huynh, là vấn nạn nhức nhối đang được xã hội đặc biệt quan tâm
Nhằm trang bị cho trẻ vị thành niên nâng cao hiểu biết và kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình trước nạn xâm hại ở trẻ vị thành niên, sáng ngày 25/1/2021 tại trường THCS Trịnh Hoài Đức, được sự chỉ đạo của BGH nhà trường, Đoàn thanh niên và Liên Đội phối hợp đã tổ chức buổi tuyên truyền Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục năm 2021.

IMG_20210130_145148 IMG_20210130_145151

Với nội dung thiết thực, buổi nói chuyện về “kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em” đã nhận được sự quan tâm, tham gia sôi nổi của các em học sinh trong toàn trường.
Qua buổi truyền thông, giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những tình huống xấu về xâm hại trẻ em, đồng thời nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động tham gia phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm hại tình dục, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em tại gia đình, trường học và trong cộng đồng.

IMG_20210130_145213 IMG_20210130_145216 IMG_20210130_145140 IMG_20210130_145143 IMG_20210130_145145 IMG_20210130_145218 IMG_20210130_145130 IMG_20210130_145220 IMG_20210130_145133 IMG_20210130_145226 IMG_20210130_145137
Dự buổi tuyên truyền với sự hiện diện của Thầy: Đỗ Minh Thành – Bí thư chi bộ Hiệu trưởng trường THCS Trịnh Hoài Đức cùng sự tham dự của hơn 2000 học sinh trường. Tại buổi nói chuyện, Thạc sĩ tâm lý Trịnh Phương Thảo – Giảng viên trường đại học Thủ Dầu Một đã chia sẻ cho các em học sinh về kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình; kỹ năng nhận biết nguy cơ; những điều cần biết khi giao lưu, kết bạn; các mức độ xâm hại; các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại; cách xử lý khi bị xâm hại tình dục, kỹ năng vượt qua sang chấn tâm lý và biết yêu thương bản thân.
Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.
Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em: 111